Xã Hoằng Lưu triển khai xây dựng thôn kiểu mẫu, vườn hộ năm 2021

Đăng lúc: 08:12:25 18/07/2021 (GMT+7)

Ngày 18 tháng 7 năm 2021 tại hội trường UBND xã hoằng Lưu tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng Thôn kiểu mẫu, vườn mẫu đến các đồng chí trong BCH Đảng ủy TT.HĐND UBND, các các bộ công chức, trưởng các ngành đoàn thể, chủ tịch các hội đặc thù, bí thư chi bộ và trưởng các thôn.Các ông bà là trương các chi hội các thôn.

Xã Hoằng Lưu triển khai hội nghị xây dựng xã NTM nâng cao, thôn Kiểu Mẫu và kế hoạch xây dựng vườn hộ

Ngày 18 tháng 7 năm 2021 tại hội trường UBND xã hoằng Lưu tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng Thôn kiểu mẫu, vườn mẫu đến các đồng chí trong BCH Đảng ủy – TT.HĐND – UBND, các các bộ công chức, trưởng các ngành đoàn thể, chủ tịch các hội đặc thù, bí thư chi bộ và trưởng các thôn.Các ông bà là trương các chi hội các thôn.

Tại hội nghị BCĐ xã đã trình chiếu các mô hình xây dựng thôn kiểu mẫu, vườn hộ cho hội nghị được học tập.

Tiếp theo hội nghị được nghe Đ/c vũ thị Năm công chức địa chính thông qua kế hoạch xây dựng thôn kiểu mẫu và xây dựng vườn hộ.

Thông qua đó hội nghị đã tham gia đóng góp xây dựng để công tác xây dựng thôn kiểu mẫu, vườn mẫu đạt được kết quả cao và nêu ra những tồn tại khó khăn khi triển khai thực hiện ở các thôn.

Kết luận hội nghị Đ/c lê Ngọc Hạnh CT.UBND xã đãthông nhất với các ý kiến của hội nghị giải thích các vấn đề vướng mắc ở các cở sở và đưa ra nhứng giải pháp và chính sách để các đơn vị thôn thực hiện.

 

 

 

  ỦY BAN NHÂN DÂN                                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Xà HOẰNG LƯU                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



    Số: 21/KH-UBND                                                              Hoằng Lưu, ngày 22 tháng 6 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

Xây dựng thôn kiểu mẫu xã nông thôn mới nâng cao tiến tới đạt kiểu mẫu

Năm 2021

 

Căn cứ quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020.

          Căn cứ Quyết định số: 25/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2022.

        Căn cứ Quyết định số: 26/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 - 2022.

        Căn cứ vào quyết định 139 ngày 15/01/2021 của UBND huyện về giao kế hoạch xây dựng NTM năm 2021; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 07/6/2021 của UBND huyện hoằng Hóa về việc xây dựng mỗi năm một thôn kiểu mẩu giai đoạn 2021- 2025

         Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ, Nghị quyết của HĐND năm 2021, căn cứ vào các tiêu chí xã đạt nông thôn mới năm 2017 và tình hình thực tế tại địa phương năm 2020, UBND xã xây dựng kế hoạch thời gian hoàn thành các tiêu chí xây dựng thôn kiểu mẫu tiến tới xây dựng xã nâng cao và kiểu mẫu gồm các nội dung sau:

            I. Mục đích, yêu cầu.

1) Mục đích:

- Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm dừng, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững,

- Xây dựng thôn kiểu mẫu, xã kiểu mẫu nhằm phát huy vai trò chủ thể của mỗi người dân, tạo ra các thôn có kinh tế hộ phát triển, có kết cấu kinh tế xã hội phù hợp, có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an ninh trật tự được bảo đảm, xây dựng khu dân cư thôn kiểu mẫu nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa nâng cao vật chất tinh thần của người dân, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xóm làng môi trường thanh bình là nơi đáng sống,

2) Yêu cầu

- Xây dựng xã NTM kiểu mẫu phải đúng các tiêu chí được quy định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 và Qui định số: 25/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2022 và Căn cứ Quyết định số: 26/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 - 2022.

            - Phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn 2025-2030, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền, sự vào cuộc tuyên truyền của MTTQ, các đoàn thể và đặc biệt chủ thể nòng cốt của người dân để xây dựng xã nâng cao, thôn kiểu mẫu, hướng tới nông thôn mới văn minh, có bản sắc văn hóa, có kinh tế phát triển đồng đều, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự được đảm bảo đáp ứng nguyện vọng của người dân.

- Đánh giá thực trạng, có kế hoạch chi tiết các tiêu chí, có lộ trình, giải pháp cụ thể để hoàn thành từng nội dung, đề án phải được nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận góp ý cùng thực hiện.

            - Việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu phải được đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các thôn, có ưu tiên những thôn có cảnh quan đẹp, không gian quy hoạch hợp lý, có nền tảng điều kiện sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế. Cấp ủy chi bộ có quyết tâm chính trị cao, các chi hội đoàn thể nhiệt tình trách nhiệm, tâm huyết, được toàn thể nhân dân đồng tình ủng hộ xây dựng để hưởng thụ.

II. Về giai đoạn triển khai, Thời gian hoàn thành các tiêu chí năm 2021:

- Năm 2021 xây dựng thôn Phượng Ngô 1, năm 2022 thôn Phượng Ngô 2 và thôn Nghĩa Lập, năm 2023 thôn Phục Lễ, năm 2024 thôn Nghĩa phú và thôn Phượng Khê

- Tháng 5/2021, UBND xã xây dựng kế hoạch chi tiết các tiêu chí để tham mưu cho BCH Đảng bộ Nghị quyết chuyên đề.

-  Tháng 6/2021 triển khai kế hoạch xuống đến các chi bộ và nhân dân về các tiêu chí cụ thể cần thực hiện tại các thôn trong kế hoạch thực hiện 2021.

-  Từ tháng 7 đến tháng 10/2021 hoàn thành các tiêu chí của thôn Phượng Ngô 1 và các tiêu chí của xã nâng cao.

-  Từ tháng 10 đến tháng 11/2021, hoàn thiện hồ sơ đề nghị huyện thẩm định thôn đạt kiểu mẫu.

III. Nội dung:

1) Các tiêu chí đặc trưng:

Nội dung tiêu chí:

Chỉ tiêu

1

Có cổng chào thôn, tổ dân phố

2

Khuyến khích thôn, tổ dân phố có công viên mini hoặc có khu vui chơi thể thao tập trung gắn với cải tạo ao, hồ; lồng ghép với khu nhà văn hóa hiện có hoặc có điều kiện xây dựng mới.

Khuyến khích

3

Tỷ lệ nhà biệt thự, cao tầng, nhà gỗ.

≥35%

4

Khuyến khích đường ngõ xóm được nhựa hóa và rãnh thoát nước có nắp đậy hoặc ống thoát nước đi ngầm.

Khuyến khích

5

Đường trục chính của thôn, tổ dân phố được nhựa hóa.

≥ 50%

6

Vườn hộ đạt tiêu chí vườn mẫu theo Đề án của UBND huyện.

100%

7

Các hộ dân có 2 thùng đựng rác hoặc 1 thùng đựng rác có 2 ngăn để phân loại rác thải sinh hoạt (áp dụng đối với hộ dân có vườn, ruộng để xử lý rác hữu cơ làm phân bón); các hộ còn lại phải có thùng đựng rác.

100%

2. Những nội dung cơ bản:

2.1. Cơ sở hạ tầng:

Bao gồm khu dân cư, các công trình nhà văn hóa, sân thể thao, công viên mini, ao, hồ, đường trục chính, đường ngõ xóm, đèn chiếu sáng công cộng trên các tuyến đường, rãnh thoát nước khu dân cư, mương nội đồng… tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang những nơi công trình chưa đạt chuẩn. Tiếp tục vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường để đảm bảo đường rộng từ 5m trở lên; vận động, hướng dẫn nhân dân xây dựng mới, cải tạo nhà ở, cổng, tường rào,vườn mẩu khu chăn nuôi theo hướng “nhà đẹp, vườn sạch, vườn mẫu”; thực hiện tốt kế hoạch 99 của UBND huyện về chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.  Phấn đấu có 100% số hộ sử dụng nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh; khu chăn nuôi, chuồng trại với mật độ vừa phải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý kịp thời. Đảm bảo các hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh xử lý rác thải, nước thải theo quy định; không có hoạt động làm suy giảm môi trường.

2.2. Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân:

Thực hiện có hiệu quả chương trình trọng tâm trọng điểm của BCH Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025, các Chỉ thị, định hướng của Đảng về xây dựng nông thôn mới nâng cao, mô hình xã  kiểu mẫu, thôn kiểu mẫu; kế hoạch về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, NTTS theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi theo hướng sinh học, phát triển ngành nghề dịch vụ thương mại, xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động có trình độ, có việc làm thường xuyên để nâng cao thu nhập; giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo vững chắc. Chú trọng giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa đối với thế hệ trẻ, xây dựng xã hội học tập, không để trẻ em trong độ tuổi bỏ học. Nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng bệnh trong cộng đồng, vận động toàn thể người dân có thẻ bảo hiểm y tế, trồng cây thuốc nam phù hợp.

2.3. An ninh trật tự được đảm bảo, hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh

Thường xuyên phát động phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, có biện pháp cụ thể để từng bước kiềm chế, tiến tới làm giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, không có khiếu kiện đông người và vượt cấp kéo dài. Trưởng thôn và ban công tác mặt trận, các đoàn thể hoạt động vững mạnh, liên tục; thường xuyên có các hoạt động thiết thực, hiệu quả làm nòng cốt để xây dựng thôn kiểu mẫu tiến tới xã kiểu mẫu.

III. Tổ chức thực hiện:

            1. UBND xã chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, công chức và các thôn triển khai kế hoạch cụ thể từng tiêu chí trong xây dựng thôn kiểu mẩu và các tiêu chí xã NTM nâng cao và kiểu mẫu đúng thời gian lộ trình.

- Có trách nhiệm tham mưu cho BTV, BCH Đảng bộ về các cơ chế đầu tư, hỗ trợ để các thôn hoàn thành các tiêu chí, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện, của tỉnh xin các cơ chế chính sách hỗ trợ để lồng ghép vào các tiêu chí để hoàn thành xây dựng theo tiến độ thời gian đảm bảo chất lượng các tiêu chí theo quy định.

- Tổ chức rà soát đánh giá từng tiêu chí phân công cụ thể cho từng thành viên BCĐ, cán bộ các thôn để hoàn thành các tiêu chí theo đúng lộ trình thời gian.

- UBND xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, phát sinh vướng mắc và báo cáo với thường trực BCĐ để điều chỉnh kịp thời. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí địa phương vào các công trình trọng điểm, và hỗ trợ cơ sở thôn để hoàn thành tiêu chí, hướng dẫn, đôn đốc các thôn thực hiện đầy đủ bộ tiêu chí thôn kiểu mẫu. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò cộng đồng dân cư, công khai minh bạch, trong huy động đóng góp của người dân trong xây dựng thôn kiểu mẫu.

2. UBMTTQ và các ngành đoàn thể tổ chức phát động phong trào thi đua, tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng thôn kiểu mẫu để phát huy vai trò chủ thể của người dân hăng hái tham gia xây dựng thôn kiểu mẫu, xây dựng vườn mẫu tạo cảnh quan môi trường đẹp tại nơi sinh sống,

3. Các thôn tổ chức họp dân để phổ biến chủ trương, kế hoạch của xã và phát động phong trào thi đua, bắt tay thực hiện. Hàng tháng, hàng quý các thôn, cán bộ phụ trách các tiêu chí báo cáo tình hình tiến độ, kết quả xây dựng mô hình về thường trực Ban chỉ đạo xã.

IV. TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG:

- BCĐ và Ủy ban nhân dân xã tổ chức đánh giá công tác xây dựng thôn kiểu mẫu, xã nâng cao tiến tới kiểu mẫu hàng quý và tổng kết cuối năm, thông qua đó đánh giá những thành tích đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện.

- Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, có những sáng kiến mới. Phê bình và kỷ luật những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã.

Song song với xây dựng hoàn thành các tiêu chí kiểu mẫu theo quy định. Đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo để duy trì và phát huy các tiêu chí năng cao.

Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã giao cho các đồng chí thành viên Ban chấp hành được phân công phụ trách các cơ sở, cơ quan, căn cứ vào kế hoạch để có giải pháp sáng kiến để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả theo lộ trình thời gian xây dựng thôn kiểu mẫu tiến tới xã đạt NTM nâng cao và kiểu mẫu đã đề ra.

Với mục tiêu xây dựng thôn kiểu mẩu xã nâng cao kiểu mẫu là phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, làm cho người dân phấn khởi hài lòng, xây dựng miền quê thân thiện và đáng sống,

Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã đặt ra những mục tiêu trên. Cùng với sự phấn đấu của toàn dân, sự chỉ đạo của Đảng, Chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể để xây dựng xã nhà đi lên. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Ban chỉ đạo để có biện pháp giải quyết kịp thời.

 

Nới nhận:                                                                    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- UBND huyện (b/c);                                                                                 CHỦ TỊCH

- BCĐ XDNTM huyện (b/c);

- Đảng ủy, HĐND (b/c);                                                                 

- BCĐ-CBCC (t/h);                                                     

- BTCB- BCTMT, trưởng thôn (t/h);

- Lưu VP, ĐC-NN.

                                                                                                                 Lê Ngọc Hạnh

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

                      XÃ HOẰNG LƯU

Số: 24/KH-UBND

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh p
      Hoằng Lưu, ngày 09 tháng 7 năm 2021                                                                       

 

KẾ HOẠCH

   CẢI TẠO VƯỜN HỘ, XÂY DỰNG VƯỜN MẪU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ,

GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

Căn cứ Quyết định số: 25/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2022;

        Căn cứ Quyết định số: 26/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND Tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2022;

        Căn cứ vào quyết định 139 ngày 15/01/2021 của UBND huyện về giao kế hoạch xây dựng NTM năm 2021,Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày  07/6/2021 của UBND huyện hoằng Hóa về việc xây dựng mỗi năm một thôn kiểu mẩu giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ vào quyết định số 1075 của UBND huyện về việc ban hành Đề án cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn toàn huyện;

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã số 06/NQ-ĐU ngày 01 tháng 7 năm 2021 về cải tạo vườn hộ, xây dượng vườn mẫu trên địa bàn xã, giai đoạn 2021-2025.

UBND xã xây dựng Kế hoạch cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu trên địa bàn xã giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

          Vườn hộ có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng khu dân cư “sáng, xanh, sạch, đẹp”, nơi góp phần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống con người gắn bó với thiên nhiên tại mỗi hộ gia đình, kết nối với làng, xã trong quá trình phát triển; vườn hộ góp phần gia tăng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh, tăng thu nhập đối với mỗi hộ gia đình và xã hội.

         Cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu là góp phần thiết thực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh theo hướng bền vững; là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các cấp, các ngành và từng hộ dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

          Cải tạo, nâng cấp vườn hộ thành vườn sạch sẽ, gọn gàng, đẹp đẽ, hiệu quả nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của Nhân dân gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh. Tăng thu nhập cho người dân địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể

          - Năm 2021- 2025: có 100% số vườn tại các thôn đạt tiêu chí sạch sẽ, gọn gàng tiến tới đẹp đẽ và hiệu quả; Trong năm 2021 phấn đấu hoàn thành cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng kiểu mẫu 01 thôn Phượng ngô 1.

          - Các năm sau, mỗi năm mỗi thôn hoàn thành cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng thôn kiểu mẫu.

          - Đến năm 2025, toàn 100% số vườn hộ đạt tiêu chí vườn mẫu theo quy định của tỉnh và huyện; có 100% số thôn hoàn thành cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng thôn kiểu mẫu.

        II. TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN VƯỜN MẪU, ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG VƯỜN MẪU

        Áp dụng tiêu chí vườn mẫu tại Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020; Công văn số:  4826/SNN&PTNT-PTNT,ngày 10/12/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT, về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí và hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn Tiêu chí số 9 về Vườn hộ theo Quyết định số: 25/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018; Quyết định số: 37/2019/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa cho đến khi có quy định mới; đồng thời áp dụng một số tiêu chí của huyện, cụ thể như sau:

          1. Tiêu chí vườn mẫu

          1.1. Đối với vườn hộ có diện tích > 500 m2  

          1.1.1. Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch

          - Phải có sơ đồ quy hoạch khoa học, hiệu quả kèm theo, được UBND cấp xã xác nhận.

          - Vườn hộ được thực hiện theo sơ đồ quy hoạch được UBND cấp xã xác nhận.

          1.1.2. Tiêu chí ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

          Vườn có hệ thống tưới, tiêu khoa học: áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun, tưới thấm …hoặc, có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến khác vào trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến: công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào; ứng dụng kỹ thuật canh tác không dùng đất (thủy canh, trồng cây trên giá thể, màng dinh dưỡng); sản xuất trong nhà lưới, nhà kính, nhà màng; ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản (công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men ...); sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý; phải sử dụng giống, vật tư có nguồn gốc, nằm trong danh mục giống, vật tư được sản xuất và sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; cơ giới hóa được thực hiện ít nhất ở các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch; quy trình sản xuất phải được công nhận đạt tiêu chuẩn quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP hoặc tương đương.

          1.1.3. Tiêu chí sản phẩm từ vườn

          Sản phẩm, hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được Tổ giám sát cộng đồng thôn xác nhận; chủ hộ có ký cam kết sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với UBND cấp xã theo mẫu quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNN&PTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

          1.1.4. Tiêu chí Môi trường cảnh quan

          - Có tường rào được trồng cây leo hoặc hàng rào bằng cây xanh.

          - Có hố (hoặc bể, thùng) để chứa, ủ rác hữu cơ thành phân bón.

          - Chỉ chăn nuôi với số lượng vật nuôi hợp lý đối với hộ có vườn rộng; chất thải chăn nuôi được xử lý bằng bể bioga, đệm lót sinh học, không phát sinh mùi hôi, thối, ảnh hưởng đến sức khỏe con người (áp dụng đối với hộ có hoạt động chăn nuôi).

          - Vườn có không gian hợp lý để sản xuất vườn, ao, chuồng (VAC) và không gian sống của gia đình tạo ra cảnh quan “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường sống trong lành”.

          1.1.5. Tiêu chí Thu nhập

          - Thu nhập từ vườn hàng năm: Tối thiểu đạt 25 triệu đồng/500 m2;

          - Giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của vườn hộ chiếm tỷ lệ tối thiểu 75% tổng giá trị sản phẩm từ vườn.

          1.2. Đối với vườn hộ có diện tích từ 50 mđến < 500 m2

          1.2.1. Phải đạt tiêu chí Quy hoạch, tiêu chí Môi trường cảnh quan như đối với vườn có diện tích trên 500 m2.

          1.2.2.Vườn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, đẹp, hiệu quả.

          1.3. Đối với vườn có diện tích < 50 m2

          1.3.1.Phải đạt các tiêu chí Môi trường cảnh quan;

          1.3.2. Vườn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, đẹp, hiệu quả.

          2. Đánh giá, xếp hạng vườn mẫu

          Hằng năm Ban chỉ đạo thôn, UBND cấp xã và UBND huyện sẽ tổ chức đánh giá xếp hạng, cấp giấy chứng nhận và tôn vinh những vườn mẫu tiêu biểu trong số vườn mẫu có diện tích vườn từ 50 m2 trở lên theo cấp độ từ 1 sao đến 5 sao; cấp xã đánh giá xếp hạng từ 1 đến 3 sao, cấp huyện đánh giá xếp hạng từ 4 đến 5 sao.

          3. Đánh giá, công nhận thôn, xã hoàn thành xây dựng vườn mẫu

          - Thôn được công nhận hoàn thành xây dựng vườn mẫu khi có 100% số vườn hộ tiến hành cải tạo, nâng cấp vườn hộ thành vườn mẫu và duy trì tiêu chí.

          - Xã được công nhận hoàn thành xây dựng vườn mẫu khi có 100% số thôn, tổ dân phố hoàn thành xây dựng vườn mẫu và duy trì tiêu chí.

          III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

          1. Các bước thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu

          1.1. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, thống kê chính xác số hộ có vườn, phân loại hộ có vườn diện tích > 500 m2, hộ có diện tích từ 50 m2 đến dưới 500 m2, hộ có diện tích vườn dưới 50 m2; số hộ có vườn nhưng không còn người sinh sống tại địa phương, số hộ có vườn diện thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; phân loại vườn tạp, vườn đã được cải tạo nhưng chưa đạt tiêu chí vườn mẫu, những hộ chăn nuôi chưa đảm bảo môi trường… trong từng thôn và tổng hợp toàn xã. Trên cơ sở tổng hợp số vườn cụ thể đến từng hộ, UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể để cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu; chỉ đạo thônxây dựng kế hoạch của thôn, bàn bạc trong cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, hội làm vườn và trang trại, hội sinh vật cảnh và các chủ vườn, triển khai chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện.

          1.2. Vẽ sơ đồ quy hoạch vườn mẫu: lập nhóm tư vấn quy hoạch xây dựng vườn mẫu và lựa chọn cây trồng, vật nuôi tại các thôn, cùng với các chủ vườn nêu ý tưởng thiết kế và thảo luận thống nhất loại bỏ cây ít có giá trị, chọn cây trồng mới, giữ lại cải tạo cây trồng hiện có; thiết kế lối đi, hệ thống tưới, công nghệ tưới, thoát nước, cải tạo nâng cấp khu vực chăn nuôi, ao… kết nối với không gian cổng, tường rào, sân, lối đi, nhà ở, công trình phụ, khu chăn nuôi, ao, vườn, hộ liền kề… trình UBND xã phê duyệt để tổ chức thực hiện.

          1.3. Thu dọn vật liệu gọn gàng, làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vườn, ao, chuồng trại; phá bỏ cây cũ, công trình cũ theo kế hoạch, nâng cấp, xây dựng vườn mẫu: chọn cơ sở cung cấp cây giống có uy tín, cây giống có nguồn gốc đặt mua giống theo thiết kế vườn; chặt bỏ, đào gốc, thu dọn cây loại bỏ, đối với cây cho quả ngon, năng suất cao, cần được giữ lại thì tiến hành cải tạo bằng cách cắt bớt cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tăm; cải tạo đất bằng cách bón vôi, san mặt bằng; định vị hệ thống tưới nước, thoát nước, lối đi; thiết kế giàn đối với cây leo, chọn vị trí trồng cây leo tường rào; tiến hành trồng cây vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch hàng năm để tăng tỷ lệ cây sống và sinh trưởng tốt; hoàn thành lắp đặt hệ thống tưới, lối đi, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng thường xuyên, trồng bổ sung cây chết,…

          Đối với chuồng trại, tiến hành tu sửa, nâng cấp hoặc phá dỡ, chỉnh trang, quét vôi, làm vệ sinh; những khu vực chăn nuôi không đảm bảo môi trường thì đầu tư làm hầm bioga, áp dụng giải pháp đệm lót sinh học, giảm số lượng vật nuôi xuống mức tối thiểu, nếu vườn và chuồng trại quá chật hẹp thì vận động chủ hộ dừng việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển đổi nghề và việc làm mới để bảo vệ môi trường; đối với ao phát dọn, tu sửa nạo vét ao, bờ, kè lát mái, trồng cỏ chống sạt, trồng cây bổ sung, chỉnh trang, làm vệ sinh theo quy hoạch.

          2. Áp dụng một số biện pháp k thuật chủ yếu

          - Đối với vườn trồng hoa, cây cảnh, người làm vườn cần phải tham gia các lớp học và truyền nghề, nắm được kiến thức, kỹ năng về mùa vụ, tạo dáng thế cho cây để trở thành các tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao giá trị của cây, hoa.

          - Cây trong vườn phải được tiến hành cắt bớt cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tăm sau khi thu hoạch quả hàng năm, cắt tỉa hàng năm sẽ tạo dáng cho cây, tán cây có hình mâm xôi đều về 4 hướng là tốt nhất. Sau khi cắt tỉa xong phải tiến hành bón phân xung quanh gốc cây. Dưới hình chiếu của tán, đào sâu khoảng 20- 25 cm, rộng 25- 30 cm xung quanh tán. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục (khoảng 25-30 kg/cây) trộn lẫn với phân hỗn hợp NPK (0,5 - 1 kg/cây) bón đều vào rãnh đã đào, lấp kín đất hoặc pha loãng phân vi sinh tưới trực tiếp vào rãnh xung quanh tán cây.

          - Đối với những cây có quả nhưng chất lượng kém hoặc không ra quả, cần được cải tạo, trồng thay thế bằng các giống khác có phẩm chất tốt, năng suất ổn định. Có thể dùng biện pháp ghép cải tạo giống mới lên cây cũ theo phương pháp ghép nối cành hoặc cưa đốn thấp cây cách mặt đất khoảng 0,8m-1m tùy từng loại cây, để cho gốc cây bật mầm mới, chăm sóc mầm cho tới khi đủ điều kiện ghép cải tạo. Dùng cành ghép từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, có năng suất ổn định, phẩm chất tốt để ghép lên những cây cải tạo.

          - Đối với những cây già cỗi không có khả năng phục hồi, không còn khả năng cho quả thì nên chặt bỏ, đào hết rễ của cây cũ, cải tạo đất, có thể dùng vôi bột để xử lý mầm bệnh có từ rễ cây cũ, phơi đất khoảng 20- 25 ngày sau đó đào hố trồng cây mới.

          - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác các loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung từ khâu giống, gốc gép phù hợp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt là công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, kỹ thuật bao trái, quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng quy trình xử lý lộc, ra hoa, đậu quả và rải vụ, trái vụ sản xuất bằng các biện pháp chiếu sáng tăng cường, tuốt lá, cắt cành, đào rễ, sử dụng các chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng trong danh mục cho phép,...

          - Đặc điểm của các cây trồng trong vườn mẫu là phải đảm bảo môi trường sinh thái an toàn cho người, vật nuôi, vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả hiệu quả theo hướng an toàn thực phẩm, ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học, an toàn với con người và môi trường như sử dụng bẫy, bả sinh học, cân bằng thiên địch và đa dạnh sinh thái trong vườn nhất là các loại ong, kiến, chim có ích,…; áp dụng biện pháp sản xuất theo Chương trình IPM, ICM, Chương trình VietGAP, Chương trình nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tuần hoàn.…vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng, hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

          - Tùy từng điều kiện canh tác truyền thống của thôn, chính quyền nên khuyến khích việc bảo tồn, phát triển các vườn cây bản địa hoặc hợp tác liên kết trong một thôn, một xã trồng một loại cây chủ yếu để trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng như: dừa, vú sữa, nhãn, vải, bưởi, ổi, cam, mít, hoa, cây cảnh…đối với các vườn có diện tích lớn gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả của địa phương theo kế hoạch.

          - Đối với chăn nuôi trong vườn hộ chủ yếu phải duy trì quy mô đàn vật nuôi nhỏ, sử dụng giống bản địa đặc sản thả vườn hoặc nuôi nhốt gắn với sinh vật cảnh; hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường.

          3. Định hướng cây trồng và nhóm cây trồng, vật nuôi chủ yếu trong xây dựng vườn mẫu

          3.1. Đối với trồng trọt

          - Nhóm hoa, cây cảnh gồm: hoa hồng, cúc, lan, mẫu đơn, nguyệt quế, hoa giấy, mộc lan, sanh, si, tùng, đào, sung, lộc vừng…

          - Nhóm cây lưu niên: gồm dừa, cau, mít, bưởi, cam, chanh, vú sữa, vải, nhãn, xoài, bơ…

          - Nhóm cây rau, cây dưa gồm: các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ, rau gia vị trồng thành luống hoặc dưới tán cây lưu niên…

          - Nhóm cây leo dàn và leo tường rào, leo cổng gồm: hoa thiên lý, đậu ván, bầu, bí, mướp, gấc, chanh leo, tigôn,...

          3.2. Đối với chăn nuôi

          - Nuôi ong lấy mật, một số giống chim.

          - Nuôi gà, ngan thả vườn, thỏ, giun quế.

          - Cá cảnh, cá trắm, trôi, chép,...

          Tùy điều kiện và sở thích, chủ vườn có thể trồng chuyên canh hoặc xen canh các nhóm cây nêu trên kết hợp chăn nuôi nhỏ và bố trí hài hòa toàn bộ khuôn viên của vườn, ao, chuồng theo hướng hợp lý và đa dạng theo thứ tự ưu tiên là sạch sẽ, gọn gàng, đẹp, hiệu quả. 

          4. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ xã đến thôn trong việc xây dựng, phát triển vườn mẫu

          -Trước hết cần thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, phá bỏ tư duy theo lối cũ xem vườn là thuộc đời sống riêng tư của mỗi hộ dân, nâng tầm vườn hộ thành vườn mẫu gắn lợi ích gia đình với lợi ích cộng đồng trong một không gian mở để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Đưa nội dung cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu vào nội dung sinh hoạt, hội họp định kỳ trong hệ thống chính trị, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định kỳ của địa phương. Giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên thể hiện vai trò nêu gương làm trước, làm mẫu để Nhân dân làm theo.

          - Lãnh đạo, hỗ trợ thành lập mới, cũng cố xây dựng, phát triển Hội làm vườn , Hội sinh vật cảnh, Tổ hợp tác tại các thôn, cụm dân cư theo hình thức tự nguyện giữa các chủ vườn để làm nòng cốt trong phát triển và duy trì phong trào, tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm từ vườn.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên, Nhân dân hiểu và đồng thuận việc xây dựng vườn mẫu là tiền đề để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh. Việc xây dựng được vườn mẫu, thôn, xã kiểu mẫu sẽ tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn và cộng đồng dân cư. Vườn mẫu sẽ tạo động lực trực tiếp cho người dân và cộng đồng dân cư gần gũi nhau hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, gia đình nào cũng có thể làm được, nên sẽ huy động được tối đa sự vào cuộc của người dân, từ đó quyền chủ thể người dân và cộng đồng được phát huy cao nhất. Xây dựng vườn mẫu tạo ra hướng phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa và tăng thu nhập cho hộ dân. Việc xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng thôn, tổ dân phố kiểu mẫu góp phần thực hiện tốt tiêu chí môi trường, tiêu chí thu nhập, tiêu chí cảnh quan, hình thành những vùng quê đáng sống. Từ xây dựng vườn mẫu, thôn, phố kiểu mẫu sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền, đoàn thể, củng cố lòng tin của dân vào Đảng và Chính quyền. 

5. Huy động nguồn lực và cơ chế hỗ trợ

Việc cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu là vì lợi ích trực tiếp đối với mỗi hộ gia đình và vì lợi ích của cả cộng đồng, vì vậy cần xác định phương châm thực hiện và huy động nguồn lực là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, Nhà nước hỗ trợ, cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ”. Vận động các hộ dân đầu tư là chủ yếu, hộ có điều kiện có thể làm trước sau đó hỗ trợ, giúp đỡ hộ khác làm theo. Mỗi đoàn thể có phong trào cụ thể giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn xây dựng vườn mẫu. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu cải tạo vườn tạp như vốn tín dụng, các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chính sách xóa đói giảm nghèo đang có hiệu lực,...

Để khuyến khích, động viên Nhân dân cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu UBND xã sẽ tham mưu đề xuất với đảng ủy HĐND xem xét ban hành cơ chế hộ trợ phù hợp để thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, giống mới vào sản xuất; hỗ trợ đặc thù cho hộ nghèo, hộ khó khăn…; xây dựng các mô hình điểm để trình diễn và tổ chức thăm quan trao đổi kinh nghiệm; chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ vườn. Khen thưởng đối với thôn hoàn thành xây dựng vườn mẫu;Tổ chức các hội thi vườn mẫu, nhà đẹp vườn đẹp giữa các hộ gia đình trong xã các chi hội đoàn thể hội viên thi với nhau để khen thưởng động viên những chủ vườn mẫu được đánh giá xếp hạng cao.

6. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với tổ chức tiêu thụ

Tận dụng tốt các ưu thế của sản phẩm tại vườn mẫu là áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hoặc hữu cơ để nâng cao giá trị thương mại bằng cách liên kết nhóm hộ có cùng sản phẩm trong thôn thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để có lượng hàng hóa lớn. Khi đủ điều kiện về sản lượng, chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm tiến đến xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương tham gia Chương trình mỗi xã một sả phẩm (Chương trình OCOP).

          Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân có sản phẩm từ vườn tham gia các hội chợ giới thiệu, quãng bá sản phẩm; mở chuyên trang của hội làm vườn và trang trại, Hội sinh vật cảnh trên chuyên trang kết nối cung cầu thương mại điện tử của huyện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

         1. Đối với các thôn

Trên cơ sở kế hoạch của xã, cấp ủy chi bộ các thôn ra Nghị quyết, kế hoạch về cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu tại thôn để lãnh đạo. Thành lập Ban, tổ để chỉ đạo theo hướng dẫn của BCĐ xã thực hiện nhiệm vụ.

         2. Đối với các ban ngành, MTTQ, các đoàn thể cấp

         2.1. Công chức địa chính - xây dựng phụ trách nông nghiệp

         - Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, chỉ đạo, hướng dẫn các thôn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tham mưu cho UBND thành lập Ban chỉ đạo cấp xã để thực hiện kế hoạch. Tham mưu cho UBND ban hành quy trình đánh giá xếp hạng vườn mẫu trên địa bàn .

         - Phối hợp với công chức Tài chính- KH tham mưu, đề xuất ban hành một số cơ chế hỗ trợ để khuyến khích cải tạo vườn hộ trên địa bàn xã giai đoạn 2021-2025. 

         - Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các mô hình mới có hiệu quả trình diễn để nhân rộng; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuậtcải tạo vườn tạp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây ăn quả, chất lượng vật tư nông nghiệp; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn xây dựng thương hiệu, chất lượng các sản phẩm từ vườn.

         2.2. Công chức Tài Chính - Kế hoạch

         Tham mưu bổ sung nhiệm vụ cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với công chức địa chính – xây dựng  tham mưu cho UBND, HĐND xã ban hành cơ chế hỗ trợ để khuyến khích Nhân dân thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu của kế hoạch.

         2.3. Công chức văn hóa - xã hội

         Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã, trang thông tin điện tử của xã và các ấn phẩm đến các tầng lớp Nhân dân trong xã nắm vững quan điểm, chủ trương cải tạo vườn hộ,xây dựng vườn mẫu gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu,  tạo sự đồng thuận thống nhất để thực hiện Đề án một cách có hiệu quả. Xem xét đưa các vườn mẫu được xếp hạng của phục vụ du khách tham quan, phát triển du lịch cộng đồng.

         2.4. Cán bộ khuyến nông, HTX nông nghiệp

          Tham mưu xây dựng các mô hình điểm để trình diễn các vườn mẫu điển hình. Làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ sản xuất mới để mỗi chủ vườn thực hiện hướng dẫn hệ thống Khuyến nông dântham gia giúp đỡ Nhândân thực hiện có hiệu quả kế hoạch. Nghiên cứu, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quy trình sản xuất hữu cơ; biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh thái, sinh học đối với các loại cây trồng trong vườn.

         2.5. Hội làm vườn

         Đề nghị đưa việc thực hiện Đề án cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu của huyện vào chương trình trọng tâm trong hoạt động hội từ năm 2021 trở đi. Tích cực xây dựng, phát triển tổ chức hội và hội viên ở cơ sở làm nòng cốt trong phát triển và duy trì phong trào xây dựng vườn mẫu.

         2.6. Các ngành đoàn thể, các hội đặc thù, thành viên Ban chỉ đạo

         Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao và phân công chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các thôn hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch.

         2.7. UBMTTQ và các đoàn thể,các hội đặc thù cấp xã

         Phối hợp với UBND, cán bộ, công chức có liên quan triển khai, vận động, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cải tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu cùng với các phong trào đang triển khai góp phần đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

         MTTQ và mỗi đoàn thể từ xã đến thôn phát động phong trào thi đua xây dựng vườn mẫu gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn kiểu mẫu; mỗi đoàn thể cấp xã, cấp thôn cần lựa chọn một thôn cụ thể hoặc mô hình để hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng làm mẫu nhân ra diện rộng. Tổ chức hội thi nhà đẹp, vườn mẫu vào các ngày thành lập các đoàn thể, các hội, tạo khí thế lan tỏa đến hội viên.

Trên đây là kế hoạch xây dựng cải tạo vườn hộ xây dựng vườn mẫu xã đặt ra những mục tiêu trên.Cùng với sự phấn đấu của toàn dân, sự chỉ đạo của Đảng, Chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể để xây dựng.Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Ban chỉ đạo để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Nơi nhận:                                                     TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

- TT Đảng ủy, TT HĐND xã(b/c);                                      CHỦ TỊCH

- Chủ tịch, PCT UBND xã;

- Thành viên CĐ X NTM xã;

- BTCB, Trưởng các thôn;

- CB. Công chức liên quan;                                          

- Lưu: VT

                                                                             Lê Ngọc Hạnh

 

 

 

 

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc