Hoằng Lưu là xã thuần nông, nằm phía Đông Nam huyện Hoằng Hoá cách trung tâm huyện lỵ 7 km, nằm ở hai cửa biển Lạch Trường và Lạch Trào.
Phía Bắc giáp Hoằng Ngọc, Hoằng Đạo
Phía Tây giáp Hoằng Thắng, Hoằng Thành.
Phía Nam giáp Hoằng Phong
Phía Đông giáp Sông Cung
Diên tích tự nhiên 584,85 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 441.02 đất khác143,83. Dân số toàn xã là 5828 người.
Địa hình của xã Hoằng Lưu tương đối bằng phẳng được hình thành sau các đợt bồi đắp, biển lùi, vùng đất này ra đời cùng với sự hình thành đồng bằng Hoằng Hoá vào cuối kỷ đệ tứ. Sau thời kỳ này nơi đây là những cồn cát hoang vắng, những bãi sình lầy su vẹt, cỏ dại, cây cối um tùm, rậm rạp, là nơi sinh sống của nhiều loài muông thú.
Do được bao bọc bởi sông Mã, sông Cung nên là dạng địa hình châu thổ với các loại đất:
Đất pha cát, do phù sa cổ bồi đắp lâu đời tạo thành, ác vùng đất này rất thích hợp cho việc trồng màu.
Đất bùn, đất thịt do công cuộc quai đê, lấn biển mà thành, loại đất thích hợp với việc trồng cây lúa nước.
Đất phù sa mới được bồi đắp hai bên bờ sông cung nhưng bị nhiễm mặn thích hợp cho việc cải tạo nuôi trồng thuỷ sản
Khí hậu xã Hoằng Lưu mang đặc trương của khí hậu nhiệt đới gió mùa của Miền Bắc Việt Nam, nắng ẩm mưa nhiều. Thời tiết được chia thành bốn mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông nên phù hợp với các loại cây trồng vùng nhiệt đới như: Lúa, ngô, khoai, sắn; các loại cây ăn quả.
Hệ thống sông ngòi khá phong phú. Phía đông là con sông Cung còn gọi là sông Cầu Cách thông với hai cửa Lạch Trường và Lạch Trào chảy thành vòng cung ôm lấy các xã ven biển. Con sông này trước đây là tuyến vận tải hài hải nội địa kín đáo, cung cấp lượng nước tiêu quan trọng cho nền xản xuất nông nghiệp của xã. Dọc bờ sông là tuyến đê ngăn nước lợ và vùng nước ngọt  chạy từ Hoằng Thắng qua Hoằng Lưu đến Hoằng Phong, đê dài khoảng 4km, trên bề mặt đê có hai cống tiêu nước. Sông Cồn Voi dài khoảng 2 km chảy ra cống Cồn Voi, sông Đồng chánh dài khoảng 1 km chảy ra cống Đồng Chánh, sông tiêu Thắng Lưu dài khoảng 3,5 km chảy ra cống Ba cửa Hoằng Phong, các con sông này đều đổ ra sông Cung.
Người dân trong xã xưa kia đi đến xá xã khác bằng các tuyến đường mòn, ngoài ra còn đi bằng thuyền, mãngđể ngược lên các huyện miền núi dọc theo sông Cung ra cửa Lạch Trường, Lạch Trào, ra biển đi tới các tỉnh bạn. Qua thời gian các tuyến đường giao thông  liên xã, liên xóm, liên thôn được mở rộng, đào đắp, tu bổ tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá với bên ngoài.
Tuy nhiên Hoằng Lưu cũng là khu vực ảnh hưởng nhiều của tiểu vùng khí hậu ven biển đặt biệt là lượng mưa và tốc độ gió. Hàng năm có các đợt gió bão, gió mùa Đông bắc và các luồng gió từ Biển Đông tràn vào. Tốc độ gió ở đây khá mạnh, nhất là gió mặt đất, gió biển; gió Phơn Tây nam vào mùa hè tràn xuống tạo cái nóng dữ dội, ngột ngạt, điều đó cũng khiên cho ngay trong một xã chế độ nước cũng có phần khác nhau, nứoc ở xóm 1, xóm 2 Phượng Khê  bị nhiễm nặm hơn các thôn Phượng Ngô, Nghĩa phú, Phục Lễ.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên trên đây đã mang đến những đặc điểm riêng của nhân dân xã Hoằng Lưu. Đây cũng chính là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nên xã Hoằng Lưu ngày nay.