1. Truyền thống đoàn kết và cần cù lao động.
Cũng giống như bao làng quê ở Việt Nam, các làng ở Hoằng Lưu xưa kia cũng là một tập hợp người sống chung với nhau dưới một mái nhà trên một khoảng đất cao ráo, bằng phẳng, có luỹ tre bao bọc, một vài làng có điếm canh. Trong làng có chùa, đình, nghè, quán thờ, miếu, nhà thờ dòng họ, có đường làng, đồng ruộng, cây đa, giếng nước, chợ làng. Bởi vậy ản chứa một linh hồn, một tâm lý cố kết cộng đồng, trong đó tính chất bình đẳng dân chủ thô sơ còn khá rõ. Hầu hết ở mỗi làng đều có một tính cách, sắc thái riêng. Ở mỗi làng đều có khoáng ước, điều lệ tự đặt ra và cả những quy định không thành văn từ rất lâu đời buộc mọi người phải phục tùng và nó đã trở thành luật làng từ bao giờ. Mọi người trong làng Tắt lửa tối đèn có nhau, Lá lành đùm lá rách trong lúc khó khăn hoạn nạn. Mỗi thành viên trong làng đều có trách nhiệm bảo vệ nhau khi ai đó bị xúc phạm, đánh đập, điều đó đã được quy định trong luật làng do vậy buộc mọi người không thể thờ ơ với nhau được. Làng luân là cõi đi về, nơi hướng về cuội nguồn của các thế hệ người Hoằng Lưu khi đi xa, trong mỗi con người đều có niềm tự hào riêng của làng mình.
Yếu tố đoàn kết ấy đã trở thành truyền thống gắn liền với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động từ ngàn xưa các tầng lớp nhân dân trong xã. Từ mảnh đất hoang vu (Còn cao bãi thổ) và "Thung lũng lầy lội" qua thế hệ này đến thế hệ khác với sự say mê trong lao động cư dân đã chế ngự và cải tạo được thiên nhiên để lập ra những cánh đồng trồng màu và trồng lúa 2 vụ, như đồng làng "Phượng Ngô", đồng chánh, đồng thuỷ "Nghĩa Lập", đồng chùa "Phú Lễ" và đồng báu "Ngọc Long", đồng vĩnh "Phục Lễ", đồng nát, đồng điều, đồng củi, đồng chánh "Phượng Khê", đây là cơ sở hình thành nên các làng mạc trù phú, đông đúc như ngày nay.
Thuở ban đầu chỉ là việc khai phá rừng rậm, vỡ hoang, sau này thêm be bờ, đắp những con trạch nhỏ ngăn mặn, trồng cây chắn sóng đã trở thành thường xuyên. Đặc biệt, vào những năm đầu Thế kỷ XX, dưới dự chủ trì của cụ Lương Tái Tạo (1) nhân dân ba xã lúc bấy giờ (xã Hữu Vĩnh, Phượng Lịch, Hội Triều) đã tiến hành công cuộc quai đê, lấn biến với quy mô lớn, bao quanh vùng tiêu ba xã. Công trình này bắt đầu từ năm 1917 đến năm 1926 và được chia thành 4 đợt, mở được hàng ngàn mẫu ruộng chia cho nhân dân làm đất canh tác.
Mỗi địa danh xóm, làng, đồng ruộng của Hoằng Lưu ngày nay đều gắn liền với công cuộc khai hoang, phục hoá, trị thuỷ cải tạo tự nhiên như: Đất Bái, Hàn Vàu, Cồn Bến Cát, Mã Đài, Lá Cờ, Cây Xanh, Cồn Núi, Rọc Miễu, Cổ Ngựa, Dứa nàng, Văn Chỉ, hàn Đa, bãi Bố, Rọc Thưa, Vườn Cẩn, Vườn Trầu...
Các cánh đồng hiện nay là thành quả của quá trình lao động miệt mài, không ngừng nghỉ của cư dân Hoằng Lưu trong suốt chiều dài lịch sử. Những năm gần đây Hoằng Lưu đã cơ bản giải quyết tình trạng úng lụt, lúc nào mọi người cũng ghi nhớ và làm theo câu ca dao:
Nước lụt thì lút cả làng
Đắp đê chống lụt thiếp, chàng cùng lo
Từ xa xưa cho đến ngày nay, đa số cư dân vẫn sống bằng nghề nông. Ngoài trồng cây lúa nước là chính, họ còn trồng nhiều lại cây mày khác khá thành thục như: cây ngô, khoai, sắn, kạc, đậu, vừng, cà, kê và một số cây công nghiệp ngắn ngày như: cây đay, bông, mía, dâu cùng nhiều loại rau củ quả phục vụ sinh hoạt và trao đổi ra bên ngoài. Nhờ chất đất và bàn tay chăm bón của con người, nhiều giống lúa xưa kia như Nếp cái hoa vàng, lúa Chành, lúa Lốc, lúa Hiên và giờ đã trở thành đặc sản của địa phương nổi tiếng một thời khắp vùng đông nam huyện Hoằng Hoá. Điều này được thể hiện qua câu vè còn lưu truyền trong nhân dân:
Cu cu nấu cháo gạo chành
Ăn năm bảy bát còn dành phần nhau
Ngoài nghè nông là chủ yếu, một số gia đình tận dụng lúc nông nhàn trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, làm thừng, làm gạch ngói, đan lát để dùng hoặc đem bán.
Việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò có từ lâu đời, hầu như gia đình nào chũng chăn nuôi một vài con lơn khi tết đến, xuân về dem mổ thịt, sắm cỗ. Việc thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo là vô vùng quan trọng, nhất là những năm trước cách mạng tháng 8/1945, gia đình nào nuôi trâu bò là những gia đình khá giả. Những năm gần đây việc nuôi trâu, bò, lợ đã trở thành phổ biến rộng rãi, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và nguồn thu nhập cho nhân dân.
Là một xã có diện tích tương đối rộng, việc nuôi vịt, ngan, ngỗng rất thuận lợi. Những năm đầu thế kỷ XX, một số gia đình một số gia đình vẵn đánh bắt cá, tôm, hải sản khác tại cửu sông, cửa biển. Về sau người dân đã biệt lợi dụng nước triều nuôi cá theo tính quảng canh. Xuất phát từ kinh nghiệm truyền thống này mà những năm gần đây khi có chủ trương khoán cho từng hộ gia đình, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 02-NQ/UH của Ban Chấp hành huyện Hoằng Hoá về việc nuôi trồng thuỷ sản. Đảng bộ và nhân dân trong xã đã phát huy tiềm năng của địa phương đã mạnh dạn đầu tư, quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm, cá. Hiện nay toàn xã có trên 50 ha đất chuyên dùng nuôi trồng thuỷ sản. Đây là nguồn thu quan trọng đối với nhiều hội gia đình và ngân sách địa phương.
Việc trao đổi mua, bán những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đối với người dân địa phương thông qua hệ thống chợ làng, chợ hôm, chợ tuần. Xưa kia, cả xã có một chợ Chùa, hàng hoá chủ yếu là nông sản, hải sản. Mỗi khi có nhu cầu mua sắm lớn người dân có thể đi đến các chợ khác trong huyện như: chợ Quăng (Hoằng lộc), chợ Bút (Hoằng Phúc), chợ rọc (Hoằng Châu), chợ Đền (Hoằng Thắng)...Ngày nay do giao thông được mở mang, đi lại dễ dàng, việc giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng trở nên thuận tiện. Thành phẩm của người lao đọng không cần đem đến chợ mà người mua có thể đến tận nhà, ra tận đồng ruộng mua hàng. Nhiều cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh đủ các loại mặt hàng mở ra ngay tại các gia đình phục kịp thời cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân địa phương.
Trên cơ sở đoàn kết cần cù lao động mà nhân dân trong xã đã xây nên nhiều truyền thống đạo nghĩa tốt đẹp. Tình làng nghĩa xóm mặn mà ấm áp hàng trăm năm. Nghĩa Lập và Phú Lễ sống xen cách nhau xen canh, xen cư bên nhau vẫn luôn giữ được mối hoà thuận cho đến ngày nay gọi chung là Nghĩa Phú - Khê Xá và một phần của Phượng Ngô xen canh, xen cư bên nay gọi là Phượng Khê.
2. Truyền thống văn hoá.
Hoằng lưu xưa có một quần thể văn hóa tâm linh gồm: Đền, chùa, nghè, phủ, đình, văn chỉ, đây được coi là một nơi giữ gìn hồn thiêng sông núi và là cơ sở bảo trợ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Bởi vậy tất cả đều được xây dựng một cách uy nghi. Đình thường được xây ở giữa làng còn đền, chùa, miếu, phủ thường được dựng ở bìa làng, nơi ít người qua lại tạo vẻ thâm nghiêm.
Trước năm 1954 trên địa ban xã Hoằng Lưu có ngôi chùa Trào và cả xã có 6 ngôi đình gồm: Đình Phục Lễ, đình Phú Lễ, đình Nghĩa Lập, đình Đất, đình Phượng Ngô, đình Khê Xá. Trong đời sống dân gian đình và chùa là nơi sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Xưa kia không mấy ai được cắp sách tới trường. Đình chùa là nơi nhiều lần tổ chức giảng kinh và luân thường cho dân chúng, góp phần đảm bảo an ninh cho mọi gia đình và xã tắc. Chính nhà chùa đã bổ sung nét từ bi, bác ai ở hiền gặp lành cho con người nên đã cuốn hút, quy tụ được nhiều người dân. Do vậy, người ta ví đình là cái hồn của làng, chùa là cái đạo của làng. Trong những năm 30, 40, 50 của thế kỷ XX, đình chùa còn là nơi hội họp của các tổ chức đoàn thể yêu nước cách mạng, hơi tập hợp quàn chúng học tập chủ trương, đường lối cứu nước, noi tập luyện của các lực lượng tự vệ, nơi đấu tổ địa chủ cường hào...
Do hạn chế của thời điểm lịch sử, đình chùa Hoằng Lưu cũng như ở nhiều nơi khác đã bị tháo dỡ ồ ạt vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thể kỷ trước. Trong những năm gẫn đây, do yêu cầu khách quan và chủ trương của cấp trên, yêu cầu môix làng phải có mọtt công trình văn hoá để dân lang làm nơi hội họp, sinh hoạt chính trị, văn hoá xã hội. Vì vậy những ngôi đình xưa trong tâm thức của người dân nay dược sống lại cùng với tên gọi nhà văn hoá. Nhà văn hoá ngày nay đã thực sự trở thành tụ điểm sinh hoạt cộng đồng ở đó người nay có dịp về đối thoại với người xưa.
Ngoài hệ thống đình, chùa, ở Hoằng Lưu phải kể đến các nhừ thờ của các dòng họ, lăng mộ của những người đã có công với nước hiện nay đang được vun đắp và tồn tại như một thực thể sống động, nó cũng xứng đáng như các công trình văn hoá như nhà thờ Tướng quan Lê Văn Thâu, Quận công Lê Ngọc Luận, nhà thờ họ Lường được xếp hàng văn hoá cấp tỉnh.
Phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân trong xã cũng rất phong phú và đa dạng. Việc thờ phụng tổ tiên được người dân xem như chuẩn mực đạo đức của một con người. Mọi người dân luôn coi công lao đóng góp của các thế hệ cha ông đối với việc làng việc nước trong quá trình lịch sử là niềm kiêu hãnh đối với các thế hệ con cháu. Cụm từ họ ta làng ta gắn bó máu thịt với mối quan hệ huyết tộc, với những lễ tục riêng biệt, với sự tồn vong vinh hiển của một dòng họ, một làng, một xã. Hầu hết các dàng họ trong xã đều có nhà thờ, nó như là một cứ điểm của tiếng vang trong tâm linh về một quá khứ vàng son của cha ông mình.
Những dòng họ chưa có nhà thờ thì nhà trưởng tộc được coi như nhà thờ họ, vào các ngày dỗ, tế họ, các dịp xây mộ tổ, tu bổ nhà thờ họ, lập gia phả họ, con cháu trong dòng dọ quy tụ đông dủ cùng nhau dọn dẹp, sắm cỗ với thái độ thành kính, nghiêm túc. Đây là dịp duy trì các mối liên kết tình cảm huết thống, giữ được tôn ti, trật tự về đạo đức ngày càng bệt chặt. Ngoài ra mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên đặt tại nơi trang trọng nhất để thờ ông bà, cha mẹ và những người thân đã khuất.
Việc thờ thành Hoàng làng: Theo Jencoulet một tác giả người Pháp đã viết việc thờ phụng ông bà tổ tiên là là tượng trưng cho gia đình và việc nối dõi tổ tông, sự thờ phùng Thành Hoàng tượng trưng cho làng, xã và sự trường tồn của nhân dân (1).
Hầu hết các làng ở Hoằng Lưu đều thờ Thành Hoàng của làng mình. Theo họ. Thành Hoàng là thần linh cai quản toàn thể thôn làng, che chở cho nhân dân trong làng, trong xã tránh khỏi những hung thần, phù hộ cho cho dân làng được thình vượng. Làng Phú lễ, Nghĩa Lập, phục Lễ, Phượng Ngô thờ thần Lê sỹ Phấn tại Nghè ba xã gọi là ông Phấn Thổ Đại Vương. Làng Phượng Khê thờ ông Nguyễn Trung Sơn.
Bê cạnh tín ngường Thành Hoàng là tín ngưỡng Thổ địa, tín ngưỡng đa thần. Ông thần đất của làng xuất phát từ quan niệm Đất có thổ công, Sông có Hà bá. Thổ thần được thờ tại miếu hay chùa và ngay trong nhà mình ở. Xưa kia tại nhiều đoàn của sông mã hay cửa biển người ta còn lập am hay miếu nhỏ thờ thần hà bá.
Hình thức tín ngưỡng đa thần được phản ánh rõ nét trong việc thờ phùng ở chùa Trào (1), đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất trong huyện. Trong chùa có 42 pho tượng thờ các Đức Phật: Tam thế, Adiđà, Bồ tát, Tam tôn, Thích Ca, Vi Đà, thổ Địa, Thái Thượng Lão Quân, Tứ vị Đại Vương, Tam toà Thành Mẫu, Tứ phủ Công đồng, các đức ông thượng điện còng long Thần, tả Bộ hộ và Hữu Bộ long Quân, Đức Thánh bà (không phải là Thánh Mẫu), thờ cả 2 quan Trung (tương truyền là con cháu của Liễu Hạnh Công chúa và hai vị sư trước đó).
Như vậy ngôi chùa thờ cả Phật, Lão, Khổng, Thần và tín ngưỡng dân gian. Nó phản ánh đặc sắc tín ngưỡng đa thần của văn hoá làng quê, phương thức tư duy bao dung, cởi mở của người Việt.
Các phong tục tập quán trong nhân dân rất phong phú và đa dạng, có giá trị giáo dục to lớn cho các thế hệ mai sau. Xưa kia, người dân luân sống trong cảnh khó khăn, túng bấn, cuộc sống vô cùng khó khăn, tinh thần tương thân, tương ái được mọi người phát huy. Ở Hoằng Lưu tục cới hỏi, ma chay tiến hành theo thể thức người Kinh. Trong cưới hỏi trải qua các bước: tìm hiểu, dạm hỏi, xin cưới, lễ cưới, lễ lại mặt; viện tang qua các bước: Lễ khâm liệm, lễ Hành phục, lễ Cúng cơm, lễ tế Thổ thần, lễ Tập đòn, lễ Dấu, lễ hạ huyệt, lễ Chầu tổ, lễ ba ngày, bốn chính ngày...
Các ngày lễ, tế trong năm được người dân tổ chức tươi vui, tạo không khí phấn khởi, động viên mỗi người hăng say lao động, học tập và làm việc. Tết Nguyên đán là phong tục cổ truyền của người Việt, là dịp dân làng tổ chức ăn tết, vui chơi to nhất trong năm. Việc chuẩn bị ăn tết được chuẩn bị rất chu đáo. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ra ra mộ tổ của dòng họ mình dọn dẹp, thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn tết. Ngày 30 mươi tết cúng gia tiên gọi là rước Ông vải. Đêm 30 làm lễ trừ tịch tại Đình làng thờ Thành Hoàng. Đúng giờ Tý đầu năm mọi gia đình đều có cỗ cúng Giao thừa. Ngày mùng Một là ngày quan trọng nhất của ba ngày tết, buổi sáng sau khi cúng gia tiên, các gia đình đến nhà nhau để chúc tết hoặng đến nhà thờ họ để thắp hương
Ngoài ra dân làng còn tổ chức ăn tết, ăn rằm vào các ngày khác trong năm như: Tết Khai hạ (ngày 7 tháng giêng), tế rằm Tháng giêng (15 tháng 1 âm lịch), tết Thanh minh (mùng 3 tháng 3 âm lịch), lễ bụt sinh (mùng 8 tháng 4 âm lịch), tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), rằm tháng 7, rằm tháng 8. vài chục năm sau Cách mạng Tháng 8/1945 nhân dân còn tổ chức ăn tết độc lập (ngỳa 2 tháng 9 dương lịch).
Lễ, hội xưa và nay được xem như là một hoạt động văn hoá đặc sắc của nhân dân. Những ngày này không khí trong làng, xã nhộn nhịp hẵn lên, ai ai cũng chờ ngày vui tốt lành sắp tới. Hàng năm vào ngày mùng 2, mùng 3 tháng 2 âm lịch nhân dân 2 xã Hoằng Lưu và Hoằng phong tổ chức lễ, hội linh đình tại Nghè ba xã (1). Nghè thờ thần Vũ Viết Thành (sau đổi là Lê Sỹ Phấn).
Theo Ngọc phả của Nghè trước bia thì thân phụ của thần làm quan đại thần vào thời nhà Lý ở đất Hồng Châu phủ Kinh Môn, huyện Đông Triều, trang Hà Xá. Thần lúc đó võ nghệ tinh thông, lại han săn bắn. Năm 21 tuổi giúp Vua dẹp gặc Ai Lao, sau đó phụng mệnh vua đi kinh lý vào Giáp Cổ Đằng (tên huyện Hoằng Hoá xưa). Nhận thấy vị trí nới đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, vừa có sông, có biển liền kề bèn lập đồn trại tại hữu Vĩnh Trang sau lập nên Phượng Lịch Trang và Triều Hải Trang. Ba trang này sau đổi tên thành ba xã thường gọi là Tam xã, Bát thôn. Xã Phượng Lịch gồm: Phượng Ngô, Nghĩa Lập, Phú Lễ, xã Hữu Vĩnh gồm: Phục Lễ (xã Hoằng Lưu) và thôn Ngọc Long, Phong Mỹ, Thuỵ Liên (Hoằng Phong) ngày nay, xã Hội Triều (nhất xã, nhất thôn).
Vũ Viết Thành lấy vợ người Phượng Lịch. Một năm vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, ông tổ chức đi săn chẳng may bị hổ giảo, dân Phục Lễ đi rải tìm thấy thi thể ông bị mối xông thành hình ngôi mộ. Triều đình nhà vua được tin sắc phong Phấn lại Đại Vương, Thượng đẳng phúc thần, đến đời Hậu Lê niên hiệu Hồng Đức, vua sắc phong đổi thành Phấn Lại Đại Vương và ban Quốc tích họ Lê nên thường gọi là Lê Sỹ Phấn.
Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Bắc bộ, nhưng sau thất thế chạy vào Nghệ An, qua cửa Hội triều gặp sông Mã chặn ngang ở phía trước. Ông vào Nghè Ba xã khấn xin ngựa ngỗ làm phao bơi qua sông Mã và đã trốn thoát. Chúa Trịnh thấy vậy liền hạ chiếu truất xuống Liệt đẳng Thần và sai đóng gông bát hương lại. Đến thế kỷ XIX Nhà Nguyễn phục hồi lại công trạng của thần và sắc phong là Phấn Thổ Đại Vương Thượng đẳng Tối Linh thần. Đền thờ thần được gọi là Nghè ba xã.
Trong ba xã, tám thôn lúc bấy giờ, chỉ có ba thôn được đại diện làm lễ chính trong ngày giỗ thần, phân chia thứ tự như sau:
Thôn Phục Lễ xã Hữu Vĩnh là thôn có công đầu phát hiện thần bị nạn (tìm thấy mộ thần) nên được làm trưởng chủ tế. Thôn Phượng Ngô xã Phượng Lịch là thôn sinh ra vợ thần nên được tôn là Phó chủ tế, thôn Hội triều xã Hội Triều là nơi giữ gìn phần môn và nghè thờ thần nên đứng thứ ba vào hàng chủ tế.
Trong hai ngày lễ, hội, các trò vui ở các làng được đem thi thố như: thi vật, thi bắn bia, chơi cờ người, bài điếm, chọi gà, đua thuyền. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm được duy trì đến những năm 1950. Trong những năm gần đây, sau khi xây dựng đình văn hoá Phục Lễ, dân làng Phục lễ rước bát hương thờ thần từ nghè nơi bị phá và đình để thờ và cũng lấy ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 2 âm lịch làm ngày hội làng; trong các ngày này nhân dân trong làng dâng lễ tế thần, đội tế chủ yếu là các cụ cao niên trog làng.
Các phong trao học tập khoa bảng là của con em trong xã từ lâu đã rất dược quan tâm,mại người đều xác định được việc mở mang dan trí bằng con đường học tập là hết sức quan trọng. Trong số những cư dân xưa của xã Hoằng lưu, có những bậc hiền tài lập nên làn xóm và có nhiều gia đình từ nơi xa chuyển đến mang theo những đặc trưng văn hóa vùng miền.
Mỗi làng xã ở Hoằng Hoá, không một làng nào, xã nào có thể nói vắng bóng các ông Thầy, trước là Thầy Đồ dạy chữ nho, sau là thầy giáo dạy chữ Quốc ngữ, thì Hoàng Lưu cũng khong ngoài sự vận động ấy. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, mồi dòng dọ, mỗi làng đều có những sĩ tử theo nghiệp bút bút nghiên và có người đã tạo nên tiếng thơm muôn đời.
Tiêu biểu cho phong trào học tập khoa bảng xưa là Nguyễn Ngô Tài (xã Hữu Vĩnh), ông đỗ Hương cống năm Ất Mão, niên hiệu Long Đức 4 (1735), đời Lê Thuần Tông. Lương Kim Huyến (Phượng Lịch), ông đỗ cử nhân khoá Canh Tuất, năm Tự đức 3 (1850), làm Tri huyện, sau bị giáng Huấn đạo rồi được thăng Đốc học Nghệ An.
3. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm, luôn gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Làng quê nào, vùng miền nào trong quá trình hình thành và phát triển cũng tạo dựng nên cho quê hương truyền thống yêu nước quý báu ấy. Đi cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Hoằng lưu đã thể hiện hết mình trong các cuộc trường chinh giữ nước.
Theo Tộc phả họ Lường, vào thế kỷ thứ XVII, Phủ Nghĩa hầu Lương (lường) Văn Chánh có công đưa lưu dân Thanh Nghệ vào khai phá vùng đát Phú Yếnau khi người Chăm Pa bỏ đất lui vào sông cái nha Trang, Khánh Hoà. Vì có công di dân, lập ấp, sau khi qua đời ông được gia phong Thượng đẳng Thần, được lập đền thờ ở tuy Hoà Phú Yên (Nay đền thờ ông được công nhận xếp hạng cấp Quốc gia)
Vào thế kỷ XVI, Lê văn Luận (xã Phượng Lịch) đã có nhiều công lao trong việc phò tá nhà Lê ổn định tình hình đất nước. Ông được nhà Lê phong làm Quận công, phó quân vương. Về sau các thế hệ con cháu của ông tiếp tục có nhiều công trạng với đất nước, trong đó có Lê Duy Thạc và Lê Duy Cương được phong Quận công. Cũng vào thời kỳ nhà Lê, năm 1618 năm thứ 9 Thánh tông niên hiệu Vĩnh Thịnh, Lê Văn Thâu được phong chức Thượng tướng quân Quận công Nguyên Soái Tổng quốc chính thượng thư.
- Công bố công khai báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 02/10/2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 01 tháng 10 năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 02 tháng 9 năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 8 năm 2024
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
220721