tuyên truyền luật cư trú

Đăng lúc: 15:44:28 10/03/2023 (GMT+7)

Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020. Luật Cư trú có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, thay thế Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Cụ thể một số nội dung cơ bản của Luật Cư trú như sau:

 Ai có quyền tự do cư trú?

1.1. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Quyền tự do cư trú đã được Hiến pháp năm 2013 (Điều 23) ghi nhận là quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Theo đó công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật Cư trú và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.2. Công dân thực hiện đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký cư trú. Đó là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng, thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.       

Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.

Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít nhất 30 ngày.

2. Quyền tự do cư trú bị hạn chế trong trường hợp nào?

2.1. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong những trường hợp được quy định tại Điều 4 Luật Cư trú năm 2020. Cụ thể như sau:

- Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam;

- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc đã được hoàn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;

- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;

- Người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ;

- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;

- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

- Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

- Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật Cư trú;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật.

3.3. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan./.

  Lê Văn Ý - CCTP  

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc