Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới của xã Hoằng Lưu

Đăng lúc: 09:32:01 07/09/2024 (GMT+7)

Hoằng Lưu là xã thuần nông, nằm về phí Đông Nam huyện Hoằng Hóa, có diện tích tự nhiên là 585,35 ha, trong đó diện tích đất trồng trọt là 286,55 ha, đất nuôi trồng thủy sản 130,4 ha. Tổng số hộ dân trong xã là 1.431 hộ với 6.010 nhân khẩu, xã có 6 thôn; Đảng bộ có 252 đảng viên đang sinh hoạt ở 12 chi bộ (6 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ y tế, 1 chi bộ công an và 1 chi bộ quân sự). Người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ và một số ngành tiểu thủ công nghiệp

04.png
Cổng Chào xã Hoằng Lưu

Để từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 05 - NQ/ĐU, ngày 08/7/2021 về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và Nghị quyết số 26 - NQ/ĐU, ngày 08/01/2024 về về xây dựng xã Hoằng Lưu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo xã và các Ban phat triển thôn. Ban chỉ đạo xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban; đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban Thường trực; Ban phát triển thôn do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban, đồng chí trưởng thôn làm phó ban.

Quá trình lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, Ban chỉ đạo xã đã phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân phụ trách nội dung công việc cụ thể, từng tiêu chí, từng chỉ tiêu và phụ trách chỉ đạo các thôn. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp, để tiến hành rà soát đánh giá các tiêu chí, chỉ ra nguyên nhân để có cơ sở triển khai thực hiện.

Nhờ sự phân công, chỉ đạo cụ thể và giao ban hàng tháng nên các thành viên Ban chỉ đạo luôn bám sát cơ sở, lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân để điều chỉnh cho phù hợp, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó cấp ủy cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức, như thông qua các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của tổ chức hội, đoàn thể, qua hệ thống truyền thanh, qua các phong trào thi đua của địa phương, đặc biệt là qua trang thông tin điện tử của xã. Từ đó đã tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, nhân dân  chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, xã Hoằng Lưu đã hoàn thành 17/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và có 3/6 thôn về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 01/3 thôn còn lại đang thiết lập hồ sơ đề nghị thẩm định thôn nông thôn mới kiểu mẫu, điều này đã tạo thêm khí thế, động lực và quyết tâm cho cán bộ và nhân dân trong xã nỗ lực hoàn thành thắng lợi những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã đã đề ra. Nhờ có định hướng đúng đắn nên phong trào xây dựng nông thôn mới của Hoằng Lưu đã thực sự đi vào lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thông qua công tác lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể trong hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, xã Hoằng Lưu có những điểm nổi bật trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu như sau:

- Trong lĩnh vực huy động nguồn lực: Tháng 01/2018, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, xã Hoằng Lưu tiếp tục phát động toàn đảng, toàn dân góp công, góp của chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tính từ ngày phát động đến nay, xã đã huy động được hơn 60 tỷ đồng từ các nguồn lồng ghép để xây dựng các công trình cấp xã, thôn. Đặc biệt, ở Hoằng Lưu, ngoài việc huy động nội lực từ dân, việc huy động nguồn lực từ con em xa quê đạt hiệu quả khá cao, từ năm 2018 đến nay, tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền con em xã quê Hoằng Lưu ủng hộ quê hương là 25 tỷ đồng, riêng năm 2023 là 10,5 tỷ đồng để xây dựng Đình làng, Nhà văn hóa thôn, cơ sở vật chất trường học và hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng. Đây là một trong những nguồn lực lớn bởi Hoằng Lưu là xã có truyền thống hiếu học, sau khi học hành xong, tất cả đều có công ăn việc làm ổn định ở các thành phố lớn trong và ngoài nước. Vì thế khi kêu gọi con em đóng góp tiền của gửi về giúp quê hương xây dựng nông thôn mới.

z4835015118389_092b1ba1c30264cf9d1acedbfd7e806a.jpg
Lễ khởi công xây dựng Đình làng

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua, người dân Hoằng Lưu đã được “tiếp sức” bằng các cơ chế, chính sách có hiệu quả của chính quyền các cấp. Chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp sớm được Đảng ủy xã quan tâm, quyết liệt triển khai thực hiện. Năm 2017, thực hiện chủ trương đổi điền dồn thửa lần 3 theo Chỉ thị 06 của BTV huyện ủy Hoằng Hóa. Hoằng Lưu đã tích tụ được 55 ha đất nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, trong đó đất trồng trọt: 30 ha; đất NTTS: 24 ha. Đến nay, Hoằng Lưu có nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, mô hình liên kết sản xuất khoai tây và bí đỏ của công ty Xuân Minh (30 ha), sản phẩm Khoai tây đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao với thương hiệu “Khoai tây Phượng Lịch”; mô hình nuôi tôm công nghệ cao (25 ha). Thu nhập bình quân đầu người đạt 67 triệu đồn/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,38%.

637164229.jpg
Nhân dân xuống giống khoai tây vụ xuân 2024

02.png
Mô hình trồng Măng tây

08.png
Cánh đồng Lúa vụ xuân năm 2024

07.png
Mô hình nuôi Tôm quảng canh cải tiến

177d5113200t8334l7-9.jpg
Mô hinh nuôi tôm thâm canh

- Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông:  Xác định phát triển hệ thống giao thông, thực hiện tiêu chí giao thông có vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực để xã Hoằng Lưu phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối  năm 2024, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang chú trọng huy động mọi nguồn lực thực hiện, trong đó việc khơi dậy sức dân tự nguyện tham gia hiến đất mở đường, xây rãnh thoát nước đã và đang được người dân hưởng ứng  ứng tích cực với tinh thần vì lợi ích quê hương, sẵn sàng hiến tấc đất, tấc vàng. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn xã Hoằng Lưu đã có 26 tuyến đường được mở rộng, với chiều dài là 14.45 km; diện tích đất được hiến là 8.600 m2, trong đó: Đường huyện có 3 tuyến (ĐHH16; ĐHH32; đường Lộc Lưu) với tổng chiều dài 2,97 km, được mở rộng từ 5,5 m lên 9 m, người dân tham gia hiến đất 600 m2. Đường xã có 5 tuyến với tổng chiều dài 3,7 km, được mở rộng từ 3,5 m lên 7 m, người dân tham gia hiến đất 1.500 m2. Đường trục thôn có 18 tuyến với tổng chiều dài 7,78 km, được mở rộng từ 2,5 m lên 4 m, người dân tham gia hiến đất 6.500 m2. Riêng đường trục thôn, các Chi bộ lấy đảng viên làm hạt nhân để vận động, từ đó tạo ra phong trào hiến đất với sự tương trợ ủng hộ lẫn nhau là: Hộ mặt đường hiến đât, hộ bên trong góp tiền, góp vật liệu xây dựng lại công trình cho hộ hiến đất.

z4787365483147_e62a007ebb98fe267c34763e715b5119.jpg

z5805640065985_dfdae0814f163733fd51e96e0e7e6ac8.jpg

z5805620939071_85581cdd54bf95d47bc938140b42e84b.jpg

z5095028058432_16f5e7c654be858df43e2644269e8288.jpg
Đường giao thông nông thôn

- Trong Lĩnh vực giáo dục: Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí nền tảng, then chốt trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đã tập trung đầu tư cho giáo dục. Trường lớp khang trang, hiện đại với đầy đủ các phòng chức năng cùng với trang thiết bị dạy học đồng bộ đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường. Bằng nguồn lực của địa phương, sự chung tay góp sức của nhân dân và con em xa quê trên tinh thần xã hội hóa, các công trình đầu tư cho giáo dục có trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Ngoài quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, Đảng ủy đã giao Ban tuyên giáo xã chủ trì, phối hợp với hội khuyến học và các nhà trưởng tổ chức chương trình tiếng trống khuyến học và chương trình truyền thông về công tác giáo dục và khuyến học. Tiếng trống khuyến học là hiệu lệnh để học sinh đến giờ ngồi vào bàn học tập được phát vào 19 giờ (mùa đông), 19 giờ 30 (mùa hè) từ tối chủ nhật đến tối thứ 6 hàng tuần trong năm học. Riêng chương trình truyền thông về công tác giáo dục và khuyến học được phát theo bản tin hang tháng. Thông qua chương trình để thông tin đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình kết quả, các hoạt động công tác giáo dục của Nhà trường, của hội khuyến học, của học sinh, từ đó hỗ trợ đắc lực cho công tác dạy và học của các trường và thúc đẩy được phong trào học tập của địa phương. Ðến nay, Hoằng Lưu có 2/3 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, có 1/3 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đi lớp luôn đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề đạt trên 95%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở là 99%.

06.png
Trường Mần Non Hoằng Lưu

z5805625948645_c9d2525786e737a306b380d79f3b1c72.jpg
Trường Tiểu học Hoằng Lưu

z5805627871030_6374837540e00e116b1106102393b0a0.jpg
Trường Trung học cơ sở Hoằng Lưu

05.pngT
Trạm Y Tế xã Hoằng Lưu

Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện, nhưng hiện nay nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Hoằng Lưu vẫn còn có những khó khăn như: Chưa tích tụ được nhiều diện tích đất trồng lúa để sản xuất quy mô lớn; cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt theo chuẩn quốc gia, còn 3/6 Nhà văn hóa thôn chưa được xây mới hoặc cải tạo để đạt chuẩn; Nguồn vốn thực hiện còn hạn hẹp, trong khi cơ chế điều tiết tiền cấp quyền sử dụng đất cho cấp xã quá thấp.

Để hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và các thôn đạt kiểu mẫu Đảng ủy đã đề ra một số giải pháp như sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao: Tăng cường quán triệt, triển khai, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong xã về các chủ trương của đảng, cơ chế, chính sách của nhà nước, các tiêu chí, các chỉ tiêu về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao theo quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 27/6/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền nhằm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn và mỗi người dân, đặc biệt là làm cho mỗi người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể, hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ xã đến thôn trong công tác tuyên truyền và vân động nhân dân tổ chức thực hiện.

Hai là: Tranh thủ mọi nguồn lực của Nhà nước và thực hiện xã hội hoá để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Tích cực tranh thủ các nguồn vốn cấp trên để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tề - xã hội theo quy hoạch và kế hoạch được cấp trên phê duyệt bảo đảm tính thống nhất và phát triển toàn diện, đồng bộ. Tổ chức khai thác tốt các nguồn thu tại xã, có cơ chế kích cầu hợp lý khuyến khích nhân dân tham gia hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: Thảm nhựa đường trục thôn; Bê tông hóa đường trục chính nội đồng; rãnh thoát nước trong khu dân cư; vĩa hè; Hoàn thiện hệ thống, khuôn viên nhà văn hoá thôn vv. Đa dạng hóa các khoản huy động bằng tiền, đất đai, công lao động, vật liệu, máy móc thiết bị để đầu tư xây dựng nông thôn mới như: Công trình nhà văn hóa, sân thể thao, công viên mini, ao, hồ, đường  trục chính, đường ngõ xóm, rãnh thoát nước khu dân cư vv. Nội dung, hình thức huy động đóng góp theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo có sự đồng thuận cao của nhân dân, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

Ba là: Tập trung xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng -xanh -sạch- đẹp an toàn: Tập trung thực hiện chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải  tạo vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, trồng cây bóng mát hai bên đường, trồng đường hoa, cây leo tường rào; duy trì thường xuyên thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, hệ thống kênh, mương tiêu thoát nước trên địa bàn khu dân cư; lắp đặt biển báo hạn chế tải trọng; cải tạo ao hồ trong khu dân cư làm nơi chứa nước gắn với xây dựng công viên mini, lắp đặt dụng cụ thể thao, tăng thêm không gian sinh hoạt công cộng.

Bốn là: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân: Tiếp tục thực hiện việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây trồng cho thu nhập cao hơn hoặc kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản; sản xuất nông thủy sản sạch theo hướng VietGap gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, dịch vụ thương mại, xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên để nâng cao thu nhập; giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm là: Phát triển giáo dục, y tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại cộng đồng dân cư, đẩy lùi  tệ nạn xã hội; xây dựng cụm tuyên truyền điểm tại nhà văn hóa thôn, vẽ tranh bích họa có nét đặc sắc về quê hương. Xây dựng xã hội học tập, ý thức học tập suốt đời trong cộng đồng, không để trẻ em trong độ tuổi bỏ học. Nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng bệnh trong cộng đồng; vân động nhân dân tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

Sáu là: Bảo đảm Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội: Xây dựng lực lượng quân sự, công an vững mạnh toàn diện, có bản lĩnh chính trị, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình thình mới; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc gắn với xây dựng “khu dân cư an toàn làm chủ về an ninh trật tự”. Củng cố hoạt động của các tổ an ninh xã hội, thường xuyên phát động phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, có biện pháp cụ thể để từng bước kiềm chế, tiến tới làm giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, tiến tới xây dựng khu dân cư an toàn làm chủ không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Phấn đấu năm 2024, tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT là 100%.

Bảy là: Thường xuyên kiện toàn nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị và bộ máy xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục thực hiện việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ xã đến thôn bảo đảm ngang tầm nhiệm vụ chính trị và thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Chỉ đạo các cấp ủy chi bộ, cơ quan, đơn vị triển khai kiểm điểm, đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm gắn với trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dung xã nông thôn mới nâng cao. Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo ở xã, Ban phát triển thôn về xây dựng nông thôn mới. Phân công các các tổ chức, các cá nhân phụ trách từng lĩnh vực, từng thôn để gần dân, sâu sát tình hình tại khu dân cư, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và cùng làm với dân để hướng dẫn nhân dân trong phát triển sản xuất, phát huy dân chủ, tham gia các phong trào thi đua xây dựng gia đình kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu../.

Bá Lĩnh - TBTG xã

 

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc