Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học, cộng đồng dân cư Hoằng Hoá có mặt sớm nhất trên địa bàn huyện vào trước giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Với sự phát hiện di chỉ khảo cổ học Quỳ Chữ (Hoằng Quỳ) cho phép chúng ta tạm xác định, trên địa bàn Hoằng Hoá đã có sự hiện diện của những nhóm cộng đồng dân cư cổ có niên đại cách ngày nay trên dười 3.500 năm.
Quá trình khai phá miền đồng bằng, vùng ven biển Hoằng Hoá diễn ra trong nhiều thế kỷ. Theo tính toán vào giữa thế kỷ thứ X, dân cư Hoằng Hoá đã khá đông đúc, nhiều thôn, ấp ra đời.
Ngày nay thông qua một số tài liệu đã được xuất bản, qua các câu truyện truyền thuyết, phong tục tập quán, tín ngường và qua các tư liệu ghi chép tư gia phả của một số dòng họ: Họ Lương, họ Lường, họ Nguyễn, họ Lê ta nhận biết được đôi nét về sự hình thành làng mãnh đất và con người xã Hoằng Lưu.
Vào thời nhà Đinh nơi đây còn là rừng rậm rạp, có nhiều loại thú sinh sống, tuy nhiên cũng đã có lác đác một số cư dân đến sinh sống bằng nghề chài lưới, săn bắn và trồng cây lúa nước.
Đến đầu thời nhà Lý có một vị quan võ người họ Vũ ở đất Hồng Châu phủ Kim Môn huyện Đông Triều Trang Hoàng Xá nhận lệnh vua đi kinh lý đến vùng đất này. Thấy vị trí nới đây có nhiều thuận lợi, có sông, có biển liền kề, đất đai phì nhiêu, màu mỡ bèn lập đồn trang trại tại Hữu Vĩnh Trang, sau lập thêm Phượng Lệch Trang và Triều Hải Trang nên gọi là làng Trào Hải (2)
Theo tộc phả họ Lê Văn, họ Lê Văn di cư từ Hạu Lộc vào, tộc phả ghi lại dân cư buối đầu còn thưa thớt, sau đông dần, nhất là thời Nhà Trần trở đi khi chế độ Điền Trang Thái Ấp của nNhà Lý bị khủng hoảng, cùng với đó là những cuộc chiến tranh liên miên xảy ra, nhiều nông dân miền Bắc rời làng mạc di cư vào một số vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An sinh sống.
Sau một thời gian sinh sống, các khu dân cư dần trở nên đông đúc và đã hình thành nên các làng. Vào đầu thế kỷ XIX  các làng của xã Hoằng Lưu nằm trong nhiều xã, nhiều tổng: Thôn Khê Xá thuộc tổng Hành Vĩ; thôn Nghĩa Lập – xã Phượng Lịch thuộc tổng Bái Kiều; thôn Phú Lễ – xã Liên Châu và thôn Phục Lễ – xã Hữu Vĩnh thuộc tổng Bái Cầu.(khong tìm thấy tên Phượng Ngô hay là Phượng Ngô lúc ấy có tên là thôn Phượng Lịch)
 Từ cuối thế kỷ XIX thôn Khê Xá (xã Khê Xá) thuộc tổng Hành Vĩ; các thôn Phục Lễ, Nghĩa Lập, Phú Lễ, Phượng Lịch (có phải là phượng ngô ?) nằm trong xã Hữu Vĩnh thuộc tổng Bái Trạch.
Đến trước cách mạng tháng 8/1945 hầu hết các làng của xã Hoằng Lưu thuộc tổng Bái Trạch và nằm trong 2 xã: xã Hữu Vĩnh và xã phượng Ngô (làng Đồng, làng Phượng, làng Chùa).