Sôi động lễ hội thành Hàng Làng ‘’ Vũ Viết Thành’’ được tổ chức tại các thôn Phục Lễ, Nghĩa Lập, Nghĩa Phú tại đình làng Phục Lễ và 2 thôn Phượng Ngô 1, Phượng Ngô 2 tại Đình Phượng Lịch xã Hoằng Lưu.

Đăng lúc: 08:46:16 11/03/2024 (GMT+7)

Đã thành tục lệ hàng năm, từ ngày mùng 01 đến 02 tháng 2 Âm lịch nhân dân các thôn Phục Lễ, Nghĩa Lập, Nghĩa Phú, Phượng Ngô 1 và Phượng ngô 2 lại long trọng tổ chức lễ giỗ thành hoàng làng ‘’Vũ Viết Thành’’

z5236290234615_68febe10ce8eaf6a137587e1a2f5e444.jpg 
Các cụm dân cư đâng lễ

z5236272456650_a3a3261104cc4cff967519068d133032.jpg
Rước lơn chong
 
Theo Ngọc phả của Nghè trước bia thì thân phụ của thần làm quan đại thần vào thời nhà Lý ở đất Hồng Châu phủ Kinh Môn, huyện Đông Triều, trang Hà Xá. Thần lúc đó võ nghệ tinh thông, lại han săn bắn. Năm 21 tuổi giúp Vua dẹp gặc Ai Lao, sau đó phụng mệnh vua đi kinh lý vào Giáp Cổ Đằng (tên huyện Hoằng Hoá xưa). Nhận thấy vị trí nới đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, vừa có sông, có biển liền kề bèn lập đồn trại tại hữu Vĩnh Trang sau lập nên Phượng Lịch Trang và Triều Hải Trang. Ba trang này sau đổi tên thành ba xã thường gọi là Tam xã, Bát thôn. Xã Phượng Lịch gồm: Phượng Ngô, Nghĩa Lập, Phú Lễ, xã Hữu Vĩnh gồm: Phục Lễ (xã Hoằng Lưu) và thôn Ngọc Long, Phong Mỹ, Thuỵ Liên (Hoằng Phong) ngày nay, xã Hội Triều (nhất xã, nhất thôn.

Một số hình ảnh nghi lễ

z5236223363480_8ebcc5beed12de4ecbc5bfadb1812994.jpg
z5236223320679_a01786b771a1bcfa289b86a9aeffc759.jpg

z5236223384196_a3babfe3bdb05cab110dec0f50b80c7a.jpg

z5236223307111_7e19a3afaa25fe7a8f4c0e80a1387fa0.jpg
 

Thành Hoàng Vũ Viết Thành lấy vợ người Phượng Lịch. Một năm vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, ông tổ chức đi săn chẳng may bị hổ giảo, dân Phục Lễ đi rải tìm thấy thi thể ông bị mối xông thành hình ngôi mộ. Triều đình nhà vua được tin sắc phong Phấn lại Đại Vương, Thượng đẳng phúc thần, đến đời Hậu Lê niên hiệu Hồng Đức, vua sắc phong đổi thành Phấn Lại Đại Vương và ban Quốc tích họ Lê nên thường gọi là Lê Sỹ Phấn. Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Bắc bộ, nhưng sau thất thế chạy vào Nghệ An, qua cửa Hội triều gặp sông Mã chặn ngang ở phía trước. Ông vào Nghè Ba xã khấn xin ngựa ngỗ làm phao bơi qua sông Mã và đã trốn thoát. Chúa Trịnh thấy vậy liền hạ chiếu truất xuống Liệt đẳng Thần và sai đóng gông bát hương lại. Đến thế kỷ XIX Nhà Nguyễn phục hồi lại công trạng của thần và sắc phong là Phấn Thổ Đại Vương Thượng đẳng Tối Linh thần. Đền thờ thần được gọi là Nghè ba xã.

 

Trong ba xã, tám thôn lúc bấy giờ, chỉ có ba thôn được đại diện làm lễ chính trong ngày giỗ thần, phân chia thứ tự như sau: Thôn Phục Lễ xã Hữu Vĩnh là thôn có công đầu phát hiện thần bị nạn (tìm thấy mộ thần) nên được làm trưởng chủ tế. Thôn Phượng Ngô xã Phượng Lịch là thôn sinh ra vợ thần nên được tôn là Phó chủ tế, thôn Hội triều xã Hội Triều là nơi giữ gìn phần môn và nghè thờ thần nên đứng thứ ba vào hàng chủ tế. Trong hai ngày lễ, hội, các trò vui ở các làng được đem thi thố như: thi vật, thi bắn bia, chơi cờ người, bài điếm, chọi gà, đua thuyền. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm được duy trì đến những năm 1950. Trong những năm gần đây, sau khi xây dựng đình văn hoá Phục Lễ, dân làng Phục lễ rước bát hương thờ thần từ nghè nơi bị phá và đình để thờ và cũng lấy ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 2 âm lịch làm ngày hội làng; trong các ngày này nhân dân trong làng dâng lễ tế thần, đội tế chủ yếu là các cụ cao niên trog làng.

Một số hình ảnh phần hội 

z5236256243587_6269a27cb804c8c9cc489e929dd000af.jpg
 

z5236255726312_921e4d2f7db7cf87ca0bdb1396eb27fa.jpg

z5236257579879_2cb3e808f8a5a9c17ff8c14ac4fc1240.jpg

Lễ hội Thành Hoàng làng Vũ Viết Thành được tổ chức trong những ngày đầu xuân là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo nhân dân. Lễ hội còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ về người khai canh lập ấp, lập nên làng Lê ngày nay, đồng thời tiếp thêm nguồn sức mạnh để mỗi người dân trong vùng tiếp tục hăng sang lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp./.

Nguyễn Dân CC.VH

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc