Lễ hội trên đất Hoằng Lưu
Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì hội làng vui không kể xiết.
Ngoài các quốc lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà họ tôn phụng. Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt.
Lễ Thần hoàng làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời xưa. Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 tháng 2 Âm Lịch nhân dân các làng Phục Lễ, Nghĩa Phú, Nghĩa Lập, Phượng Ngô lại tưng bừng tổ chức lễ Thần hoàng làng nhằm tri ân vị thần đã có công khai hoang Lập ấp tạo tiền đề phát triển và hình thành hoằng lưu ngày hôm nay.
Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son.
Cũng như Lễ hội truyền thống, hội làng gồm hai phần lễ và hội, thường diễn ra ở các ngôi đình làng. Nhưng, ở hội làng, phần hội bao giờ cũng nổi trội hơn. Lễ thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề, có thể là những thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện cho tôn giáo, người bảo trợ tinh thần và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho cộng đồng. Phần lễ thường gồm các hoạt động rước nước và mộc đục, rước và tế... Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát thờ, các diễn xướng sân khấu cổ truyền, các cuộc thi tài mang tính thượng võ
Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế, có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn hóa giữa các thế hệ.
- Lễ thành Hoàng '' Vũ Viết Thành'' Năm 2025
- Hoằng Lưu – sôi nổi các hoạt động VHVN-TDTT
- Hội vật truyền thống xã Hoằng Lưu - Tinh thần thượng võ mừng Xuân Ất Tỵ
- Giao lưu bóng chuyền hơi Người cao tuổi xã Hoằng Lưu
- Hoằng Lưu tổ chức bế mạc hội trại hè thanh thiếu nhi năm 2024 thành công rực rỡ
- Hoằng Lưu khai mạc Hội trại hè thanh thiếu nhi năm 2024
- Bế mạc giải bóng đá phong trào Nông dân U35 các xã Đông Nam huyện Hoằng Hóa
- Hoằng Lưu khai mạc giải bóng đá U35 vùng Đông Nam huyện Hoằng Hóa
- Cách phòng chống tai nạn dduooid nước ở trẻ em và học sinh
- Sôi động lễ hội thành Hàng Làng ‘’ Vũ Viết Thành’’ được tổ chức tại các thôn Phục Lễ, Nghĩa Lập, Nghĩa Phú tại đình làng Phục Lễ và 2 thôn Phượng Ngô 1, Phượng Ngô 2 tại Đình Phượng Lịch xã Hoằng Lưu.
- Công bố công khai báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa” năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 02/10/2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 01 tháng 10 năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 02 tháng 9 năm 2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 8 năm 2024